Quốc Nam

Vài Kỷ Niệm với bạn

TuyênGiang Hữu

 

 

 

Tôi và Tuyên đầu quân vào khóa 21 Sĩ quan Hải Quân vào khoảng tháng 10 năm 1969. Tại trung tâm tạm trú Bạch Đằng II, những tân khóa sinh thường hay kết dăm ba thằng mŕ danh số gần nhau thành một nhóm bạn. Có lẽ GHTuyên ngoài đời lớn hơn tuổi tôi đôi chút nên Tuyên trông có vẽ chửng chạc và điềm đạm hơn đám chúng tôi, những thằng hay quậy phá. Tại BĐII cũng như mấy tháng căn bản quân sự tại Quang Trung. Tuyên thường đi chung với Lương Trung Minh, Huỳnh Thông Sương, Tuấn Cọp lŕ bạn thân cùng quê. Tôi c̣n được biết trước khi vào khóa 21 SQHQ, Tuyên đă theo học ngành Báo Chí tại Đại Học Vạn Hạnh.

Cuối tháng 12 năm 1969, khóa 21 SQHQ chúng tôi được đưa lęn TTHL Quang Trung để học căn bản quân sự. Tại Quang trung, chúng tôi được chia ra lŕm 3 đại đội:18C, 19D vŕ 20E của tiểu đoŕn Trương Tấn Bữu. Nơi đây coi như là đơn vị gốc đầu tiên của chúng tôi để nhận ra bạn bè đồng khóa mỗi khi gặp lại nhau sau này dù có đi học tại Hoa Kỳ hay ra Nha Trang hoặc lên Thủ Đức. Tôi và Tuyên ở cùng trung 2, đại đội 18C mŕ Huỳnh văn Sang là đại đội trưởng.

Măn khóa Quang Trung, khóa 21 SQHQ chúng tôi chia làm 3 nhóm : một số sang Hoa Kỳ học hải nghiệp OCS, hơn 260 sinh viên ra TTHL/HQ Nha Trang và nhóm thứ ba BTL/HQ gởi theo học khóa 1/70 trường Bộ binh Thủ Đức. Trong số 153 SVSQ hải quân theo học khóa 1/70 này có tôi và GHTuyên.

Xe GMC của hải quân vừa đổ chúng tôi tại Vũ Đ́nh Trường th́ bị ngay các huynh trưởng khóa 6/69 trong bộ kaki vàng, bê rê đen như những con sói hung dữ túa ra hành hạ chúng tôi tơi bời....Giang Hữu Tuyên vốn to con, mập mạp bị quần một hồi đổ xuống như cây chuối bị đốn. Chúng tôi hồn vía lên mây chỉ c̣n biết lo thân nhưng cũng c̣n kịp thấy một thằng lớn con và một gầy c̣m cố d́u Tuyên đứng dậy kéo lê vào bờ cỏ bên đường. Sau này được biết 2 bạn d́u GHTuyên đứng dậy là Lương Trung Minh ( 18C) và Vơ Trường Xuân (19D). Khi chúng tôi đă te tua, kiệt sức và có lẽ các huynh trưởng cũng đă mỏi ṃm khan giọng, họ dẫn chúng tôi về đại đội. Tręn đường về đại đội chúng tôi thểu nảo tả tơi như đám tàn quân.

Tại Thủ Đức, tôi và GHTuyên khác đại đội. Tuyên, Vơ Trường Xuân và Lê Tiết Minh cùng đại đội ( 17 hay 18?) gần khu gia binh. Như đă nói ở trên, Tuyên và Vơ Trường Xuân cùng Lê Tiết Minh vốn điềm đạm, " không tranh đua" nęn khó chịu trước cảnh các khóa sinh khác ăn uống " mạnh bạo " tại nhà ăn nên cả ba thường ra khu gia binh ăn cơm " ghi nợ ".

Chưa đến ngày măn khóa, chúng tôi được BTL/HQ đón về không phải học giai đoạn cuối của khóa vě chương tŕnh không cần thiết cho sĩ quan hải quân. Trở về Hải quân chúng tôi được mang cấp HQ Chuẩn Úy Chiến binh và được phân phối ngay đến các đơn vị hải quân. Giang Hữu Tuyên, tôi và 13 thằng bạn nữa được thuyên chuyển về BTL/HQ/ Vùng 4 Duyên Hải tại An Thới Phú Quốc.

Đầu tháng 8 năm 1970 Tuyên và chúng tôi theo LST của Đại Hàn từ bến Bạch Đằng hải hảnh đi Phú Quốc. Chúng tôi đă biết biển là thế nào với chuyến hải hành đầu tiên đó: h́nh như trời biển bao la đang mĩn cười trêu cợt khi thấy chúng tôi nằm trường ngựi trên boong tàu đang từng cơn oằn oại, ói mữa te tua v́ say sóng! Tôi chắc cũng không khác ǵ Tuyên, mặt mày tái mét...cho đến khi tàu cập bến lên bờ vẫn c̣n lăo đăo tận đến ngày hôm sau.

Tŕnh diện BTL/ V4ZH xong, 15 tân sĩ quan hải quân chúng tôi lại bị xé lẽ ra đi về các đơn vị trực thuộc vůng. Tuyên, tôi và Quách An Ninh được phân phối về Duyên Đoàn 41 đồn trú tại Hňn Khoai, một hải đảo xa tít ngoài khơi mũi Cà Mau. Ḥn Khoai c̣n có tên Tây là Poulo Obi và tên Việt rất hay mà do HQ Trần Văn Tâm ( h́nh như là nhà thơ Trần Quán Niệm ) khởi đặt là Hải Đảo Giáng Tiên. Đảo thật đẹp và có một khe suối nước ngọt chảy róc rách ngày đêm.

Dưới chân đảo là đơn vị Duyên đoàn 41, trên đĩnh đảo là Đài Kiểm Báo 401. Một chiến đĩnh đi biển đưa ba thằng chúng tôi đến chân đảo vào lúc trời tối mịch. Chúng tôi khó khăn lắm để men theo lối đi trên các ghềnh đá ven chân đảo theo ánh đàn pin của một nhóm nhân viên duyên đoàn ra đón để vào sân duyên đoàn. Đêm đầu tiên ngũ tại đơn vị mới qua nhanh v́ sau một ngày hải hành mệt mơi. Tiếng kẻng buổi sáng đánh thức chúng tôi dậy. Cả ba thằng xuống giường khoát nhanh áo quần chạy ra phía cửa nh́n ra sân nơi tiếng kẻng vừa dứt...à! th́ ra duyên đoàn tập họp. Viên chỉ huy phó duyên doàn, HQ Trung Úy Huỳnh Lộc kêu chúng tôi cùng ra sân. Đại Úy Smith và trung sĩ Hotto, cố vấn Hoa Kỳ cũng lững thững đi ra. Điều đầu tiên mà cả ba chúng tôi đều ngạc nhiên là từ quan đến thủy thủ tập họp với áo quần tự do. Có nhiều nhân viên mặc quần đùi, ở trần phơi bày bộ ngực nở nan với hàng chữ xâm " Sát Cộng " thật to và đậm nét nằm vắt xéo trên cánh ngực. Th́ ra đa số nhân viên ở duyên đoàn từng là những đoàn viên Hải Thuyền ngày xưa , là những chiến sĩ cang trường, trung thành và cũng là những thủy thủ đi biển lừng lỏi. Chúng tôi học được nhiều kinh nghiệm hải hành từ những thủy thủ này. Ngày đầu tiên tại đơn vị cũng là đơn vị đầu tiên trong quân ngũ. Trước cảnh vật chung quanh duyên đoàn, lối sinh hoạt của nhân viên và gia đ́nh họ trên đảo cùng sinh hoạt của chúng tôi làm cho cả ba đứa hết sức ngỡ ngàng nh́n nhau không nói một lời. Từng ngày đi qua. Tuyên thích ứng với hoàn cảnh mới nhanh hơn tôi và Quách An Ninh. Có lẽ nhờ bởi nhân sinh quan, tính nghệ sĩ và cái phong trần bất cần đời của Tuyên. Viên Chỉ Huy trưởng và nhân viên trên đảo rất ưa thích và có cảm t́nh đặc biệt với Tuyên, nên họ thường mời Tuyên nhậu nhẹt để thưởng thức hồn thơ của Giang Hữu Tuyên khi ngà ngà say. Tửu lượng của Tuyên lúc bấy giờ cũng được gọi là vô địch tại Duyên Đoàn. Tôi và Ninh mới chỉ tập tành một vài chai bia. Nói đến rượu đế th́ tôi chạy làng. Ngược lại Tuyên thích rựợu đế hơn là bia v́ Tuyên đă quen với men say của rượu trước khi vào lính vă lại trên đảo lâu lâu có một chuyến ghe đi chợ Rạch Gía mua thực phẩm và dăm ba két bia, có thấm ǵ đâu. Ở đảo buồn lắm, không có chi để làm. Giải sầu chỉ có rượu.

Tôi cũng biết uống rượu từ đó. Có lẽ ở người thi sĩ, hồn thơ chất chứa trong men say khó dấu được cái sâu kín của nội tâm. Chính v́ thế, trong một đêm về khuya chúng tôi vừa cạn những cốc rượu đế cuối cùng tại một bàn tṛn nhỏ trong góc sân câu lạc bộ. Như mọi khi, Giang Hữu Tuyên lảo đảo đứng dậy trước, dan hai cánh tay rộng ra và quay mặt hướng ra biển đang lộng gió, kéo từng đợt sóng ́ ầm đánh ập vào vách đá để ngâm nga một vài câu thơ. Thói quen của Tuyên là vậy. Nhưng hai câu thơ lần này của Tuyên đă đi sâu vào nổi buồn của đời lính biển trên hải đảo xa sôi hơn bao giờ hết và trở thành bất hủ :

" Obi gió lạnh không t́nh sưởi

Rượu uống mềm môi vẫn thấy buồn."

và đă lưu truyền sau này ....có lẽ ngày nay vẫn c̣n nghe trên hải đảo Giáng Tiên.

V́ được vị chỉ huy trưởng cảm mến, Tuyên sớm được rời đảo đi công tác đó đây. Được dẫn các chiến đĩnh tuần duyên vẫy vùng trên vùng biển cực nam nước Việt, đôi khi vào tận Năm Căn- CŕàMau hay qua tận Hà Tiên Rạch Giá. Theo Nguyễn Thê Thuận ( k.1/70) được phỏng vấn trên đài phát sóng Hải Ngoại mới đây cho biết theo tài liệu của ngũ Giác Đài th́ Khóa 1/70 là khóa có sĩ quan tử trận nhiều nhất trên chiến trường VN với tổng số trên dưới 600 sĩ quan khắp quân binh chủng. Chúng ta và GHTuyên đă may mắn sống c̣n trong thời điểm khói lữa chiến tranh cao độ nhất. Giang Hữu Tuyên dù là một sĩ quan hải quân vừa tốt nghiệp căn bản bộ binh chưa được huấn luyện hải nghiệp nhưng sớm hơn hết so với bạn đồng khóa là Tuyên đă từng dạn dầy lăn lóc trên sông và biển. Tuyên từng sớm có mặt trong chiến dịch Sóng T́nh Thương b́nh định Năm Căn Cà mau, từng chỉ huy các chiến đĩnh án ngữ, phục kích địch quân trên những ḍng sông và điạ danh nghe tên thấy rợn mùi tử thần như Đầm Dơi, Cái Nháp, Ngơ Ba Tam Giang , mật khu Hải Yến và cho tận đến Sông Giang Thành, kinh Vĩnh Tế Hà Tiên. Tuyên cũng từng dẫm chân lên những vùng sôi đậu cực kỳ nguy hiểm như làng Năm Căn, ấp Trŕ Phô, Đầm Trích, Vĩnh Gia, Bà Bèo. Bảy Hạp, Hải Yến, Sông Ông Đốc, Ḥn Đá Bạc dọc lên bờ biển Rạch Gía, Hà Tiên là những vùng biển mà Tuyên đă từng dọc ngang.Tại Hà Tiên ( Duyên Đoàn 44) Tuyên có dịp gặp lại Lương Trung Minh, người bạn cố tri và đồng thời cùng thương tiếc triền miên một hải quân thiếu úy Đặng Văn B́nh mà Tuyên rất có cảm t́nh ngay lúc gặp B́nh lần đầu tiên ở quán " Thuyền Ra Cửa Biển " cạnh đền thờ Nguyễn Trung Trực bên bờ sông giáp cửa biển Rạch Gía mà B́nh vừa thay thế Tuyên với giấc mộng hải hồ chưa trọn vẹn đă ngă gục trước lằn đạn của quân thù phục kích trên kinh Bà Bèo năm 1971. Thỉnh thoảng tôi theo chiến đĩnh đi chợ Rạch Gía hay phát lương cho anh em duyên đoàn 41, chúng tôi mới có dịp gặp nhau tại vùng hành quân. Có khi trên biển, khi trên ḍng sông. Những lần ấy thú vị lắm. Chúng tôi bày tiệc nhậu ngay trên sàn mũi ghe giữa trời biển bao la hay trên ḍng sông lững lờ. Có một điều mà tôi chưa có dịp hỏi Tuyên tại sao Tuyên không bao giờ mặc trang phục tác chiến bà ba đen độc nhất của duyên đoàn 41. Lúc nào và lúc nào Tuyên cũng trong bộ quân phục màu tím, áo bỏ ra ngoài. Có lẽ Tuyên không thích màu đen hay với bản tánh phóng khoáng Tuyên đă mang những bộ bà ba đen được cấp phát cho những nhân viên mà áo quần họ đă sờn ṃn và bạc phếu v́ sóng biển.

Tuyên thường đi công tác như vậy và tôi th́ ở đảo thường hơn nên chúng tôi ít có dịp gặp nhau. Chỉ thỉnh thoảng tôi theo chiến đĩnh đi chợ Rạch Gía hay đến phát lương cho anh em duyên đoŕn 41đang trong vùng hành quân. Khi trên biển, khi trên ḍng sông. Những lần gặp nhau như vậy thật là thú vị . Chúng tôi bày tiệc nhậu ngay trên sàn mũi ghe giữa trời biển bao la hay trên ḍng sông lững lờ. . Có lẽ Nghiêm Văn Nhịn ( khóa 6/69 ) cùng duyên đoàn 41 hay các bè bạn đồng khóa bên Biệt Hải hay Hải Kích hoặc các giang đoŕn có nhiều kỷ niệm với Tuyên từ vùng hành quân Năm Căn , vùng tử thần mà thuở trong cuộc chiến đă có câu: "Năm Căn đi dễ khó về. ". Giang Hữu Tuyên đă từng hiện diện nơi đây vào năm 1970.

Có một lần cả hai cùng về phép chung. Vợ chồng tôi vào tận Chợ Lớn khu Đại Học Minh Mạng t́m nhà để rũ Tuyên và Trị, em của Tuyên đi làm một chầu nghêu tại ngả sáu Saigon. Có thời gian Tuyên mang Trị ra đảo ở chơi. Tuyên đi công tác, Trị ở nhà rong chơi quanh đảo với vợ chồng tôi.

Tôi ở đảo không đầy một năm th́ trở về An Thới Phú Quốc và Tuyên cũng rời vùng hành quân về trung tâm Tiếp Liệu Hải quân Saigon. Tại đây Tuyên gặp lại các bạn đống môn như Trần Văn Công, nhà thơ Nguyễn Đức Phổ, Huỳnh Phú Măi.

Kể từ đó tôi đă không gặp lại Tuyên nữa.

Năm 1983, lúc tôi ở Nhật Bản t́nh cờ đọc một tờ báo tiếng Việt và biết được tin Giang Hữu Tuyên đang ở miền đông Hoa Kỳ. 1986, gia đ́nh chúng tôi định cư tại Portland, Oregon Hoa Kỳ. Việc đầu tięn tôi cố ḍ ra Giang hữu Tuyên qua đường giây các nhà văn và báo chí. Chúng tôi liên lạc được nhau và từ đó tôi t́m ra được phần lớn các bạn bè đồng môn đồng khóa.

Thỉnh thoảng chúng tôi liên lạc qua điện thoại. Tuyên cũng biết được sau này tôi hư lắm nhất là bà nhà tôi thường tố tôi với Tuyên rằng sang đây tôi vẫn c̣n ăn hút nhậu nhẹt tưng bừng. Tuyên thường khuyên tôi bỏ rượu và thuốc lá. Lần nào cũng vậy, tôi ừ hử cho xong.

Mùa Hè năm 2003, tôi nôn nóng mau đến ngày về Washington DC họp khóa để được gặp lại Giang Hữu Tuyên. Tuy bạn đồng môn trong hội th́ nhiều nhưng bạn đồng khóa và quen biết nhau từ trước th́ bên DC chỉ có Giang Hữu Tuyên và Trần văn Công.

Khi Vương Thanh B́nh đón tôi từ phi trường Baltimore về điểm hẹn, Giang Hữu Tuyên đến đón tôi và vợ chồng Lê đức Phẩm về nhà Thiều Quang Tài, trưởng ban tổ chức Họp Mặt khóa lần thứ 8.

Dù sau 32 năm với biết bao đổi thay, nhưng không đủ để chúng tôi không nhận ra nhau. Chiếc xe van của Tuyên vừa rẽ khúc vào parking lot từ đằng xa th́ cả hai chúng tôi đều nhận ra nhau với cùng một động tác tự phát, giơ cao tay mừng rỡ: Ê! Tuyên......Hê! Nam.

Trong tuần lễ Họp Mặt, tôi biết Tuyên rất bận bịu việc business của ḿnh nên không thường xuyên có mặt. Nhưng khi có mặt, Tuyên hay gần gũi tṛ chuyện ngày xưa với tôi. Tuyên cũng đưa chúng tôi : Vơ Trường Xuân, Trần Ngọc Châu, Nguyễn Gia Trọng và tôi đi ăn sáng; sau hơn 30 năm, 5 mái tóc đă bạc màu quây quần thân thương bên chiếc bàn ăn tưởng như mới ngày nào c̣n ở Bạch Đằng II trong quán cơm trên đường Thi Sách mà Nguyễn Gia Trọng thường rũ rê đi ăn trưa.Trong buổi tiệc tại nhà Trần Văn công, Tuyên thấy tôi lớ ngớ không có chổ ngồi đă kéo tay tôi ngồi xuống trên đùi Tuyên. Cử chỉ này của Tuyên đă cho tôi một cảm giác thân thương quá đổi. Giờ đây tôi cũng c̣n ấn tượng t́nh thân đó.

Vẫn phong cách giản dị và phong trần. Vẫn nụ cười hề hề tự nhiên và lời nói từ tốn ngọt ngào. Tôi thấy ở Giang Hữu Tuyên không có ǵ thay đổi dù thời gian có qúa nhiều đổi thay. Có lẽ đây là nét độc đáo của những thi sĩ chăng ?

Viết vội từ Portland, OR.

Phạm Quốc Nam