Nguyễn Hùng Sơn

Giấc Mơ Đi Biển

Tranh vẽ HQ.2 của Họa sĩ Nguyễn Hùng Sơn

  Chiến hạm đang đặt trong t́nh trạng chuẩn bị công tác. Tàu đă về neo tại Vũng Tàu được 2 ngày rồi. Cũng như thường lệ, sau hơn 3 tháng tuần dương dài đăng đẳng, tàu về nhận tiếp tế trong vài ngày, rồi tiếp tục lên đường… Chúng tôi đứng trên đài chỉ huy, dői mắt vào chiếc duyên tốc đỉnh PCF của Hải Đội III Duyên Pḥng, đang loay hoay cặp vào chiến hạm. Trời tháng 10, biển có nhiều sóng, chiến hạm phải thả thêm 2 trái độn lớn để chiếc PCF được an toàn hơn. Từ con tàu nhỏ cḥng chành, nghiêng ngả, các SQ, HSQ và nhân viên thuộc chi đội đi bờ, măn phép, lần lượt trở về chiến hạm. Trong nhóm những người ấy, tôi thấy có 2 tân thiếu úy. Họ trong tư thế thật nghiêm trang, đặt túi quân trang xuống sàn tàu, đứng nghiêm, thẳng người, quay mặt về hướng quốc kỳ phía sau lái, rố đưa tay chào thật hùng dũng, đúng quân cách. Nh́n nét mặt rạng rỡ đầy hănh diện của họ, giấc mơ của một thời tuổi trẻ, bất chợt bùng lên trong tôi.

Giấc mơ của tôi thật đơn giản, “được đi biển"! H́nh ảnh của con tàu và biển cả luôn là ước vọng trong suốt khoảng đời mới lớn của tôi. Ngày ấy tôi mê say đóng những con tàu nhỏ xíu bằng cây, rồi xếp đám lính đồ chơi bằng nylon lên boong tàu. Chúng tôi chia 2 phe, mỗi phe một chiếc tàu và dùng dây thun bắn vào đám lính đồ chơi của nhau. Đám lính của phe nào ngă hết trước th́ phe ấy thua. Cuộc chơi chỉ có chừng đó, nhưng chúng tôi chơi măi không biết chán... Giấc mơ cứ thế lớn dần.

Xong Tú Tài II, tôi vội vă thi vào trường Hàng Hải Phú Thọ nhưng bị loại. Mức độ chiến tranh càng lúc càng tăng. Lệnh tổng động vięn lại được ban hành. Tôi không c̣n một chút hy vọng nào để bước chân vào trường Hàng Hải, đành phải nương náu hoăn dịch ở một đại học không thi tuyển. Mặc dù vậy, giấc mơ con tàu và biển cả vẫn c̣n đó trong tôi.

Các chuyến xe GMC âm thầm rời trường Bộ Binh Thủ Đức, đưa chúng tôi về lại BTL/HQ trước khi khóa 1/70 SQTB ra trường. Không có lễ măn khoá, không trống kèn, không đại lễ diễn hành, không cung kiếm. Cũng chẳng có một nghi thức gắn lon, trao bằng tốt nghiệp nào cả. Cởi ra bộ quân phục SVSQ Bộ Binh mà chúng tôi đă mặc trong suốt 9 tháng thụ huấn. Khoác vào bộ quân phục Hải Quân với cặp lon chuẩn úy mới tinh, tự gắn. Ḷng tôi nghe nhen nhuốm cay đắng. Một cảm giác khó chịu dấy lên trong ḷng. Nỗi bùi ngùi về thân phận, về cái xuất thân kỳ quái của ḿnh... T́nh nguyện vào khóa 20 SQHQ/Nha Trang, bị tái khám về sức khỏe, rồi được xếp vào tài nguyên của khoá 21. Nhưng rốt cuộc Hải Quân lại đưa chúng tôi đi thụ huấn K1/70 SQTB tại trường Bộ Binh Thủ Đức. Trong hoàn cảnh phải chấp nhận và không được giải thích này, tôi đă mang một mặc cảm bị bỏ rơi! (Măi đến sau này, tôi tự t́m hiểu và được biết, v́ nhu cầu khẩn cấp gia tăng quân số, HQ không đủ cơ sở huấn luyện, phải gởi một số tân binh và SVSQ đi thụ huấn tại các quân trường hoặc TTHL khác, để đáp ứng với hoàn cảnh Việt Nam Hoá chiến tranh).

Hải Quân Chuẩn Úy”Chiến Binh”Nguyễn Hùng Sơn.

Giang Đoàn 57 Tuần Thám,năm 1970

Đơn vị đầu tiên của tôi là Giang Đoàn 57 Tuần Thám, đồn trú tại Nhà Bè. Đây là một căn cứ quân sự của Hải Quân Hoa Kỳ, nằm trong lănh thổ Đặc Khu Rừng Sát, thuộc tỉnh Gia Định, vùng III chiến thuật. Cấp bậc của tôi, bây giờ được kèm thêm hai chữ "Chiến Binh". Tôi không thích danh xưng "Chiến Binh" ấy và tự hỏi, tại sao lại gọi là chiến binh? Để phân biệt chăng? Nhưng phân biệt để làm ǵ?! Khi tất cả đều cùng chung một lư tưởng phục vụ?! Cũng may, nỗi buồn rồi qua mau khi tôi gặp lại hai người bạn cùng khoá 1/70 đến tŕnh diện trước đó một ngày. Không kể CHT và CHP, sĩ quan của đơn vị gồm mười hai người. Trong đó, có đến chín người là"Chiến Binh", cấp bậc từ chuẩn úy đến thiếu úy. Xuất thân các khóa 3/69, 6/69, 1/70 TĐ. Ngoài ra, c̣n có hai chuẩn úy Đoàn Viên và một chuẩn úy OCS. Chúng tôi không gặp nhau thường xuyên v́ được phân tán theo các toán công tác khác nhau. Hoạt động tuần tiểu, hành quân trong các trục và khu vực cũng khác nhau.

Lúc ấy, đơn vị c̣n đang trong giai đoạn cuối của chương tŕnh huấn luyện tại chỗ (OJT). Chúng tôi thực tập qua những chuyến công tác trên chiến đỉnh Mỹ. tất cả đều xa lạ. Mặc dù vậy chúng tôi cũng đă cố gắng để sớm hội nhập vào môi trường sống mới, quen dần các sinh hoạt, cũng như rất ngưỡng mộ tinh thần kỷ luật, thái độ lịch sự, tôn trọng cấp bực của mỗi một quân nhân Hoa Kỳ mà tôi gặp gỡ.

Giang Tốc Đĩnh PBR

Địa danh Nhà Bè, không xa lạ ǵ đối với người dân thành phố. Nhà Bè, một quận lỵ nhỏ gắn liền với Rừng Sát. Vùng nước lợ, đất thấp ngập nước, śnh lầy, sông rạch chằng chịt, rậm rạp dây leo và cây thấp. Nhiều muỗi, rắn rết và cá sấu. Trong quá khứ Rừng Sát đă được biết đến qua các cuộc hành quân tiểu trừ loạn quân B́nh Xuyên, thời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.

Rừng Sát. trải rộng 405 dặm vuông. Từ ranh giới Cát Lái, dọc quốc lộ 15 đi Vũng Tàu, suốt chiều dài sông Thị Vải, ṿng qua vịnh Gành Rái, Cần Giờ, Long Thạnh, cửa sông Đồng Tranh, rồi bọc ṿng lại Nhà Bè với sông Soài Rạp. Đôi khi địa bàn hành quân mở rộng đến vùng cửa sông Vàm Cỏ, lănh thổ của tỉnh Long An và Vàm Láng thuộc tỉnh G̣ Công. Các đơn vị đồn trú và tham chiến Việt Mỹ, gồm đủ cả Hải Lục Không Quân. Nhưng nỗ lực chánh vẫn là các lực lượng trấn giữ của Đặc Khu Rừng Sát. Riêng về HQVN, ngoài giang đoàn 57 TT, c̣n có 27 Xung Phong, 93 Trục Lôi và đôi khi có thêm một hay hai phân đội của giang đoàn 52 TT từ Cát Lái đến tăng cường. Đặc biệt hơn là các đơn vị T́nh Báo, Biệt Kích, Thám Sát, Người Nhái, vẫn thường xuyên, âm thầm hoạt động.

Những trận đánh rất thường xảy ra, nhưng không ở mức độ lớn. Đại quân của CS nếu có thể, chỉ ở phía bên kia núi Thị Vải, Bà Rịa. Địa thế Rừng Sát, cây thấp, nước ngập, sông rạch chằng chịt không phải là nơi tập trung quân tốt. Nhưng lại là một vị trí chiến lược quan trọng. Địa thế rất thuận lợi cho lối đánh du kích, giao liên, nơi ẩn náu của các toán đặc công phá hoại CS, nhằm xâm nhập, khủng bố quấy rối Saigon. Đây cũng là vị trí yết hầu mà CS luôn ước muốn bóp nghẽn, cắt đứt thủy lộ huyết mạch Ḷng Tào để ngăn chận nguồn tiếp vận vào thủ đô.

HQ Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng giang đoàn là một người uy quyền, ông nói tiếng Anh khá thạo nên tạo được sự kính nể của ban cố vấn Hoa Kỳ, nhờ vậy vấn đề tiếp liệu, sửa chữa các chiến đỉnh được đầy đủ, chu đáo. Ở một cấp bậc thấp, tôi thật ngưỡng mộ kiến thức kỹ thuật, tài tháo vát điều hành của ông. Nhưng lối đối xử đôi khi thiếu tôn trọng nhân phẩm đối với thuộc cấp của ông, đă làm cho tôi rất khó chịu. Có lần tôi bạo dạn, yêu cầu ông đừng nói ĐM và mày tao với tôi v́ Hải Quy không quy định như vậy. Thú thật khi yêu cầu như thế th́ tôi rất lo lắng và chờ đợi một phản ứng trừng phạt của ông. Nhưng ông đă lắng nghe và sau gần một năm phục vụ, ông đă đưa tôi từ vị trí một SQ trưởng toán tuần tiểu lên trưởng khối giang đỉnh và rồi SQ hành quân.

Trong bối cảnh chiến tranh càng lúc càng gia tăng, phải đương đầu với vất vả, nguy hiểm hằng ngày. Sự căng thẳng sống chết đă biến những người lính trở nên ĺ lợm, bướng bỉnh. Họ là những chiến sĩ can trường, nhưng cũng là những con ngựa bất kham! Họ cũng như chúng tôi, mang một thân phận "bất phùng thời". Có những người là thủy thủ tập sự hay cải tuyển đă hai, ba năm mà chưa được đi học chuyên nghiệp. Có những người đă tử trận mà vẫn chưa thành thủy thủ. C̣n lại một số đă từng mặc hai ba sắc áo lính trong chiến trận. Những ngày đầu ra đơn vị đầy thử thách. SQ trưởng toán không có lính cơ hữu. chỉ mang trách nhiệm điều động 2 giang đỉnh trong một chuyến công tác mà thôi. Người có quyền hạn trực tiếp đối với các thủy thủ trên chiến đỉnh là HSQ thuyền trưởng. Đó là vấn đề rất tế nhị trong lănh vực chỉ huy. Các thuyền trưởng nhận lệnh từ SQ trưởng toán. Nhưng thủy thủ đoàn lại phục tùng thuyền trưởng hơn là SQ trưởng toán. Nếu không khéo, SQ trưởng toán có thể bị cô lập và ngược lại, nếu v́ sợ bị cô lập, không dám chứng tỏ quyền hạn chỉ huy của ḿnh để hoàn tất công tác, th́ vị SQ trưởng toán ấy phải nhận trách nhiệm đối với CHT. Khi nh́n những vết xâm, vết thẹo chằn chịt trên ngực hay trên cánh tay của hầu hết các thủy thủ và một vài thuyền trưởng, tôi thật có nhiều ái ngại! Một gă học sinh, ngơ ngẩn vào lính. Cái lon chuẩn úy trên vai quả thật nhẹ bổng, non choẹt đối với những người lính dày dạn chiến trận. Điều tôi lo lắng không hẳn chỉ với quân thù mà chính là làm sao để điều động được những người lính này. Làm sao để khiến họ phục tùng khi giáp trận. Khó khăn rồi cũng qua đi. Khi những chiếc huy chương nhỏ được cài lên ngực áo, th́ cũng chính là lúc mà tôi thông cảm và ngưỡng mộ sự hy sinh vô cùng lớn lao, xứng đáng của những người lính xâm ḿnh ĺ lợm ấy.

Chiếc huy hiệu tam giác nền xanh lá cây ở giữa nổi bật h́nh chiếc giang tốc đỉnh PBR đang cắt sóng với hàng chữ Giang Đoŕn 57 Tuần Thám. Đă bắt đầu cho tôi niềm hănh diện khi đeo nó trên ngực áo. Hai chữ "Chiến Binh" vẫn c̣n đó, nhưng dường như không ai màng đến. Trước các cuộc hŕnh quân và tuần tiểu liên miên, trước cảnh sống chết mỗi ngày, chúng tôi chỉ c̣n rất ít thời gian để gặp gỡ. Và t́nh chiến hữu bỗng dưng trở nên gắn bó, sâu đậm như anh em. Cụm từ “huynh đệ chi binh” đă không c̣n là những khẩu hiệu, những nhắc nhớ trong âm nhạc mà chính là tinh thần sống của chúng tôi. Một giang đoàn tác chiến!

Cuối năm 1971, bất ngờ tôi được thuyên chuyển về BTL/HQ/KQH lŕm Trưởng Tiểu Ban Huấn Luyện Liên Quân thuộc Pḥng Điều Huấn. Công việc của tôi là liên hệ, điều hành thủ tục các khóa huấn luyện bên ngoài HQ. Đặc biệt là lo thủ tục cho các SQHQ dự thi tuyển và vào học tại các trường Kỹ Sư Phú Thọ. Công việc tham mưu văn pḥng, nhàn hạ, an toàn, có thể là một hấp dẫn của nhiều người. Nhưng với tôi, ngày càng thêm căng thẳng, bởi có quá nhiều đụng chạm. Tất cả những bước cứu xét tuyển chọn khóa sinh, đều phải dựa trên những điều kiện qui định bởi các văn thư của BTTM hay BTL/HQ. Thế nhưng sau khi báo cáo danh sách tuyển chọn, tôi thường xuyên phải đương đầu với những cú gọi đầy áp lực của một số SQ cao cấp trong hoặc ngoài BTL/HQ, gởi gấm, nhờ giúp đỡ cho thân nhân, đŕà em của họ, những người không đủ điều kiện, nằm trong danh sách bị loại. Có khi đó là những lời "Toi, Moi" lịch sự nhả nhặn, có khi là hằn giọng hăm he. Tôi thất vọng, chán nản, xin trở lại giang đoàn tác chiến hay ra khỏi quân chủng. Đại Tá TMP/QH là một cấp chỉ huy mà tôi hằng kính trọng. Ông là người trí thức, bao dung nhân hậu. Trong tâm t́nh của người anh, ông an ủi và khuyên nhủ tôi nhẫn nại, chịu đựng, trở lại làm việc...

Bạn bè cho tôi là người hay lư tưởng hóa vấn đề, thiếu thực tế ! Điều đó đúng, tôi biết rő. Nhưng tôi không thể thoát ra được quan niệm công bằng trong tương quan cuộc sống. Phải chăng công bằng chỉ là một ước vọng?! Vừa định làm đơn xin trở lại giang đoàn tác chiến một lần nữa, th́ được biết có khóa 1ĐB/SQHQ/NT dành cho các SQ Chiến Binh, tôi mừng quá ghi danh ngay.

Tuần Dương Hạm HQ2 Trần Quang Khải

 

Măn khóa, tôi về tuần dương hạm HQ2 cùng với 3 người bạn. Đây là một chọn lựa mà chúng tôi đă hảnh diện trước tràng pháo tay của các bạn đồng khóa.

HQ2 đă biến giấc mơ “Đi Biển” của tôi thành sự thật. Tôi thích ứng ngay đời sống trên chiến hạm... Cho dù sóng to gió lớn, lạnh buốt sương mù hay những ngày êm ả nắng ấm... Biển cả luôn là một hấp lực, cuốn chặt tôi vào những say mê riêng tư. Tôi tha thiết với những ngày tháng trùng khơi sóng gió ấy, học hỏi rất nhiều trên đủ mọi lănh vực. Từ chuyên môn đến chỉ huy. Tôi trân quư các kiến thức “Đi Biển” lượm lặt được từ những người đi trước, bạn bè và sách vở. Sóng và gió biển đă làm cho huy hiệu trên mũ và cặp lon trên vai của tôi đen xanh lại. Kinh nghiệm biển cả cũng nhờ đó lớn dần. Tôi ḍ dẫm từ một SQ trưởng khẩu đại bác 127 ly, SQ hải pháo, cho đến Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Chiến Báo, rồi Trưởng Khối Hành Quân. Có lẽ v́ đi biển là sở thích, nhưng cũng có lẽ từ một mặc cảm sâu thẳm nào đó của quá khứ, tôi luôn luôn buộc ḿnh phải cố gắng. Tôi muốn thử nghiệm khả năng của một gă mang thân phận "Lưu Đày".

Khác xa với không khí cởi mở, gần gũi "huynh đệ chi binh” như ở giang đoàn tác chiến, đời sống trên chiến hạm thật quy cũ, nguyên tắc và kỷ luật. Truyền thống ấy dựa trên quyền lực của Hạm Trưởng và các sĩ quan chỉ huy. Một kỷ cương có lẽ đă lâu đời trong lịch sử hàng hải Tây Phương, của những thời thuyền buồm. Mang dáng vẻ phong kiến mà ở đó SQHQ là giai cấp chỉ huy hoàng tộc và thủy thủ là giai cấp phục tùng b́nh dân. Trong khuôn khổ kỷ luật như vậy, quả thật đă trấn áp được nhiều cuộc nổi loạn của thủy thủ trong quá khứ. Đă chứng tỏ được sức mạnh của phục tùng tuyệt đối trong các cuộc hải chiến giữa các hạm đội hay với hải tặc xưa kia. Nhưng xem ra, nguyên tắc lảnh đạo như thế quá khô khan, g̣ bó! Cả 4 gă "Lưu Đày" chúng tôi đều phải cố gắng g̣ ḿnh trong cái khuôn khổ mới. Tuy vậy, đối với các SQHQ (truyền thống) dường như đó là điều tự nhiên.

“Lưu Đày” không có thói quen ấy, không đặt nặng ranh giới giữa SQ,HSQ và Đoàn Viên. Sự hoà ḿnh trong quan niệm chỉ huy có lúc trở nên một vấn đề bị chỉ trích trên chiến hạm. Có lần tôi bị Hạm Trưởng than phiền rằng: "Anh làm đục nước Hải Quân” khi ông thấy tôi có mặt trong một quán nhậu chung với các thủy thủ. Hạm Trưởng rất đúng trong phương cách tạo sự cách biệt, dùng uy quyền để chỉ huy. Nhưng chúng tôi không được huấn luyện như vậy. Trường Bộ Binh dạy chúng tôi lối chỉ huy của một SQ Bộ Binh, biết vận dụng sức lực của con người qua tâm lư “đồng tâm cộng khổ”, “huynh đệ chi binh”, cái nh́n chỉ huy mang tính cách liên đới "t́nh cảm" trong đó có trách nhiệm của người anh và bổn phận của đàn em. Cái nh́n gắn chặt "đội h́nh", nghĩa là toàn đội và đồng bộ. Bởi v́ rất dễ hiểu, khung cảnh sống của binh sĩ Bộ Binh không bị cô lập như các thủy thủ trên một con tàu giữa đại dương. Vă lại, "uy quyền" của một trung đội trưởng Bộ Binh tác chiến không đủ để áp lực, buộc các thuộc cấp xung phong thí thân xuyên thủng pḥng tuyến địch nếu không có sự liên hệ t́nh cảm trước khi tuân phục. Muốn vậy, người SQ vừa là cấp chỉ huy nêu gương dũng cảm lại phải vừa là người anh được sự thương mến, gần gũi của đàn em.

Thời gian trước Hiệp Định Paris 1973. Chúng tôi rất bận bịu, hải pháo ngày đêm, tuần tiểu không thấy ngày về bến. Thường th́ nhận tiếp tế ngoài biển. Nhưng đôi khi cũng có ghé vào một vài căn cứ vùng duyên hải. Rồi lại đi ngay, chẳng có chi đội nào được đi bờ. Những lúc ấy thật là thiếu vắng cái không khí sinh hoạt của đất liền. Tôi thèm lắm màu xanh lá cây, thèm lắm một chút xe cộ, bụi đất và cũng nhớ lắm h́nh ảnh xum họp gia đ́nh. Biển cả đâu phải chỉ có những ngày ŕ rào nắng ấm, con tàu đâu phải chỉ êm đềm rẻ sóng trùng dương. Đă bao lần chiến hạm phải đặt trong t́nh trạng kín nước, đương đầu với sóng gió băo táp, sương mù. Mũi tàu như cắm vào biển cả và chân vịt như gầm gừ giữa khoảng không. Những cái lắc nghiêng ngả, xô đẩy, răn rắc của vỏ tàu... và những chàng Thủy thủ bơ phờ xiểng niểng, vài chàng mắt mũi lem nhem, tay bám thành tàu, tay xách thùng sô ói mửa... Chiến hạm trân ḿnh xuyên qua từng đợt sóng dữ dội, hất té những con chuột say mèm sóng gió xuống sàn tàu, quay cuồng rồi lăn ṭm xuống biển. Tôi mệt mỏi, bơ phờ, nhưng đầy thích thú.

Vào năm 1972. Một phái đoàn "Nghiên Cứu Phân Chim" của Bộ Quốc Pḥng (?) gởi tháp tùng chiến hạm ra đảo Hoàng Sa. Trong buổi chiều, trước giờ hoàng hôn, biển bắt đầu động nhẹ, chúng tôi vài người c̣n nán lại ở sân mũi, chuyện tṛ. Bất ngờ, một vị Trung Tá Pḥng 7 TTM thuộc phái đoàn, bước ra và nhập bọn với chúng tôi. Trong câu chuyện vui vẻ, ông nói : "HQ mấy anh sướng quá! Ăn cơm ngồi bàn, muỗng nỉa. Ngủ giường nệm trắng, tắm nước nóng. Chẳng bù với chúng tôi, muỗi ṃng, vắt đỉa, śnh lầy, gạo sấy, mưa nắng vất vả"! Đang nói, bất ngờ ông lợm giọng, ói một ngụm xuống biển (cho cá ăn!). Chúng tôi biết ngay là ông đang say sóng, nhưng không ai nói ra, chỉ đề nghị ông vào pḥng nghỉ ngơi. Ông không chịu! Cho đến ngụm thứ 3 th́ ông từ giả, "Có lẽ tôi bị trúng gió. Thôi chào các anh em nhé!". Dáng ông nghiêng ngả theo nhịp lắc của con tàu . Chúng tôi nh́n theo cùng cười và thông cảm. Những ngày sau đó, chúng tôi không hề thấy ông, kể cả giờ cơm ở pḥng ăn SQ. Thời gian công tác rồi cũng qua, tàu về neo ở cửa Tiên Sa Đà Nẳng. Chúng tôi tiển đưa phái đoàn qua PCF để vào bờ. Vị Trung Tá P7/TTM hôm ấy, đă đến bắt tay tôi, nụ cười thật tươi như sắp thoát khỏi một hoạn nạn. Ông nói, “Tôi nghĩ đi lính Bộ Binh sướng hơn!”.

Huy hiệu HQ 2

Đời lính thủy đâu có phải chỉ đương đầu với sóng gió. Phía sau giấc mộng hải hồ là cả một thử thách, những khứng chịu của sự cô đơn, của tách rời, của thèm khát mà một người trong đời sống b́nh thường không thể nào có thể cảm nhận và thông cảm được. Tôi chợt nhớ đă đọc được trên lưng chiếc Jacket của một anh Hạ Sĩ Giám Lộ, "HQ2 cù lao sắt", hoặc là hàng chữ xâm trên tay của một chàng Thủy Thủ Vận Chuyển, "Xa quê hương nhớ mẹ hiền" . Hay những ḍng chữ nguệch ngoạc "Ôi biển cả bây giờ ta mới biết. Mộng hải hồ giết chết cuộc đời ta!” trên một giường bố nào đó, trong pḥng ngủ đoàn viên. Tôi hiểu rất rơ sự khứng chịu ấy và ḥa nhập hoàn toàn vào những cảm xúc thiếu vắng của họ. Đời thủy thủ là như thế đó. Nhưng bổn phận, trách nhiệm và kỷ luật đă gắn chặt tất cả chúng tôi với biển cả bằng một sức chịu đựng chân thành.

Về Sài G̣n. Quả như cánh cửa thiên đàng mở rộng, ḷng chúng tôi hân hoan vô kể. Những bộ tiểu lễ được đem ra mặc và nhiệm sở dàn chào thật nghiêm trang, đầy hănh diện. Lâu lắm, chúng tôi mới được trở lại thủ đô mến yêu. Tàu có 3 chi đội, nhưng đâu phải được đi bờ 100%. Chúng tôi luân phiên, một chi đội rời tàu đi bờ. c̣n lại 2 chi đội, ứng trực và trực phải có mặt trên tàu 24/24. Một lần tàu về Sài G̣n. Gặp lúc chi đội của tôi trực, nhưng anh em vẫn vui vẻ, náo nức chờ xuống phiên rồi sẽ đi bờ ngày hôm sau. Bất ngờ được lệnh nhận tiếp tế đạn tại chỗ và ra khơi công tác vào ngày mai. Lúc ấy vào buổi trưa, trời nóng bức. Tôi phải điều động cả 2 chi đội c̣n lại khoảng 20 người để chuyển 2000 viên đạn đại bác 127 ly từ một chiếc LCU cặp ở vị trí kế bên vào hầm đạn của chiến hạm. Lệnh công tác ban ra, chúng tôi như tiêu tan hết năng lực làm việc. Sau hơn 6 tháng xa gia đ́nh, anh em ai cũng muốn về nhà. Ước mong tàu sẽ nghỉ được vài ngày. Nào ngờ chỉ mới một ngày, lại có lệnh đi!

V́ sự an toàn, đạn 127 ly có 2 phần rời, đầu và thân đạn. 2000 viên đạn có nghĩa là 4000 lần chuyển đạn chia đều cho 20 người hôm đó. Trong trách nhiệm một SQ trực, tôi hiểu ngay sự khó khăn sẽ phải đương đầu đối với một hoŕn cảnh tâm lư không thuận lợi như vậy. Tôi quyết định cởi áo, cùng với anh em ra khiêng đạn. Sau cùng chúng tôi hoàn tất trong hạn định. Tôi mệt lă, mồ hôi như tắm, mặt mày lem luốc, bước vào pḥng ăn SQ để uống nước. Hạm Phó đă về chiến hạm từ năy giờ. Ông có mặt trong pḥng ăn SQ lúc ấy. Thấy tôi, nét mặt ông bỗng trở nên hầm hầm, ông quát lớn :"ĐM, anh không biết chỉ huy! Không có tác phong. Anh bảo tụi nó làm chứ anh không phải làm! Thằng nào cải lệnh th́ đá đít nó. Anh hiểu chưa?” Câu quát tháo ấy làm cơn giận của tôi suưt nổ bùng! Tôi hiểu tôi đă phạm qui định, vào pḥng ăn SQ mà không ăn mặc chỉnh tề. Nhưng tôi lại nghĩ, đây là trường hợp bất khả kháng. Tôi cố gắng tŕnh bày,"thưa HP, tôi đă hoàn tất nhiệm vụ được giao phó."

Theo tôi, một người chỉ huy phải biết ước đoán, tiên liệu. Tùy theo hoàn cảnh, năng lực của thuộc cấp để đạt được mục đích là thi hành và hoàn tất lệnh của thượng cấp. Việc dùng uy quyền, la hét, đá đít thuộc cấp. Không nhất thiết và không phải là một cung cách chỉ huy hữu hiệu. Hai cái máy, nếu mở cùng một tần số th́ nó sẽ hát như nhau. Nhưng nếu là 2 con người th́ không thể áp dụng một "công thức" đối đăi như nhau được. Hơn thế nữa, buổi sáng sẽ khác buổi trưa. Chuyển đạn rồi được đi bờ sẽ khác với phải ra khơi... Người lính cũng là con người, và tôi cũng thế. Tôi nghĩ nhiều về thân phận của chính tôi, của những bạn bè đồng cảnh ngộ, của nhân viên thuộc cấp, lư tưởng và mục đích của cuộc chiến. Một ư niệm về trách nhiệm phục vụ rộng mở, không c̣n bị đóng khung hạn hẹp ở màu cờ sắc áo nữa. Trong cái nh́n xa hơn. Tôi t́m thấy được niềm tự hào góp phần phục vụ quê hương dân tộc.

Sân mũi báo cáo, neo đă về lại vị trí. Nhiệm sở kéo neo được giải tán. Chúng tôi vào nhiệm sở hải hành... Chiếm hạm rẻ sóng ra khơi. Qua làn khói đen từ ống khói, thành phố Vũng Tàu mờ dần ở phía sau. Một cảm giác bồi hồi lại dâng lên trong ḷng. "Ra khơi", từ ngữ thật lăng mạn, cái lăng mạn đầy ắp tính chất văn chương thơ phú! Ra khơi với đại dương mênh mông, với hoa biển, mỹ nhân ngư và ngàn sao lấp lánh... Tất cả đă một thời gợi trong tôi thật nhiều mơ tưởng. Giấc chiêm bao của tôi về con tàu và biển cả lớn lắm! Lớn như một ước vọng được tung hoành... Tôi bất chợt cảm thấy buồn cười và thương hại cho chính ḿnh. Thực tế đă đập vỡ tất cả những giấc mơ bay bổng của tôi. Cuộc dấn thân thật sự, không giống như 2 tân thiếu úy vừa đến chiến hạm. Cái xuất thân phức tạp, đă làm mất đi niềm tự hào trong tôi. Bước đầu quân ngũ, đầy nặng nề, choáng váng trước những cú thôi sơn thực tế. Giấc mơ biển cả như tan tành! Tôi đă có ư định ra khỏi Hải Quân. Nhưng rồi cũng chính trong trạng huống đổ vỡ ấy, tôi nhận ra được cái giá trị và ư nghĩa của quan niệm phục vụ. Con người, một cách rất tự nhięn, luôn mong muốn, cố gắng t́m kiếm cho ḿnh một chỗ đứng để được ngưỡng mộ. Muốn thế, thành tích, phong cách và tên tuổi phải được đánh bóng. Để rồi từ đó, xuất thân và truyền thống được đề cao. Thật ra niềm tự hào, tự nó, mang một ư nghĩa tốt đẹp qua việc phục vụ chung. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nào đó, niềm tự hào rất có thể trở thành nguyên nhân của nhiều mặc cảm. Gây nên sự so sánh, mất đoàn kết.

Đi biển, một giấc mơ. Hải Quân, niềm hănh diện phục vụ. Lưu Đày một thân phận bẽ bàng! Tôi muốn thả lỏng tâm hồn. Tất cả chỉ c̣n là dấu vết của một đời người. Cho đến bây giờ. Sau hơn 30 năm, cuộc chiến đă chấm dứt. Bao nhiêu bạn bè đă ra đi? Bao nhiêu người là "Chiến Binh", bao nhiêu người là "HQ Lưu Đày", bao nhiêu người là "HQ Truyền Thống NhaTrang" , bao nhiêu người là "HQ OCS Hoa Kỳ" hay Úc Đại Lợi ?! Họ đă tự hào, đă xông pha chiến đấu và đă hy sinh. Trong cuộc chiến ấy, đạn quân thù nào có phân biệt được ai?!... Tôi nghĩ về những vị CHT hay HT đầy uy quyền, và thông cảm được sự cô đơn của họ. Những vách ngăn, rào cản do quyền bính, chức vụ tạo thành, chắc hẳn đă làm cho họ nhiều trăn trở. Tôi nghĩ về những SQ, những con người nhiệt huyết, hăng say đă chôn vùi tuổi trẻ của họ cho lư tưởng tự do. Và tôi cũng nghĩ về những người lính, những anh em, bạn bè của tôi. Những người đích thực xả thân! Xả thân và xả thân... Một khối thương yêu chợt ập đến, đè nặng tâm hồn.

Tôi ngồi đây trong h́nh hài một người đàn ông 60. Trang sử đă lật qua. Tuồng hát đă hạ màn. Tôi rời sân khấu. Nhưng những dư âm dường như c̣n đâu đó. Như một hoàng hôn hạ kỳ năm nào tręn biển cả, tôi thấy tôi, các bạn tôi, cả thủy thủ đoàn và con tàu đang xẩm dần trong màn đêm. Khi đèn hải hành được thắp lên, sau lái chiến hạm, màu trắng xóa của bọt biển chợt lấp lánh một thứ ánh sáng lân tinh. Ánh sáng ấy kéo dài, xa dần, tan dần, đưa tôi vào ḍng kư ức. Bắt đầu lại một giấc mơ biển cả, tôi ngồi đóng những con tàu gỗ nhỏ, những sợi thun được bắn thật chính xác vào đám lính đồ chơi của phe bên kia. Giấc mơ tuổi trẻ bay bổng thật xa, không ranh giới và phân biệt.

 

LĐ. Nguyễn Hùng Sơn

K1/70SQTB, K1ĐB/SQHQ/NT, K1TMTC/HQ