Hoài Phương

T̀NH KHỜ

Rồi kỷ niệm của một thời oanh liệt,

Thôi cũng buồn như khói sóng trên sông

<>
<>
  <>                              Anh Lâm Thanh thân mến,

Về đến Connecticut đă ba ngaỳ rồi mà tôi vẫn c̣n ngây ngất về những ngày hè ở Houston. Nắng Houston cũng gay gắt, trời Houston cũng chợt mưa, chợt nắng như Sá G̣n quê hương thân thương của thuở nào. Tham dự Đại Hội OCS kỳ này , Sau ba mươi năm xa cách, ḿnh gặp lại nhiều bạn bè củ của Bạch Đằng 2 / 1969...Nhiều khuôn mặt quen thân, mà tôi tưởng là suốt đời sẽ không bao giờ gặp nưă ! Tôi đă gặp lại Việt, Bé, Khiết... ( Khoá 21 Nha Trang ), Ân, San, ( Lưu đày/ OCS)... Và nhữmg bạn có biệt danh khó quên như Không Khá (Lê Văn Khá ), Đ.. Khá ( Nguyển văn Khá ), Ma Bùn ( Nguyễn văn San ). Những biệt danh rất tếu mà chúng ta đă thân ái dùng để trêu chọc những người bạn đồng đội vui tính. Những người thanh niên trẻ tuổi cuả Bạch Đằng 2 năm 1969 nay đă vào lưá tuổi năm mươi !... Tuy đứng tuổi, nhưng họ vẫn vui tính và tinh nghịch như thuở nào! " Tuổi năm mươi mà ngỡ như trẽ thơ ". (1). Biệt danh Ma Bùn cuả San làm tôi liên tưởng đến một đồng đội khác cũng được chúng ta ưu ái tặng cho họ Ma; Ma ǵ anh Thanh có nhớ không? Ma Khờ đó! Tôi nhắc tên hắn để anh khỏi bận lňng suy nghĩ. Tôi và anh sẽ không bao giờ gặp Ma Khờ nữa trên cơi đời này... Để tưởng nhớ đến người bạn của những ngày mà bọn ḿnh c̣n tạm trú ở trại Bạch Đằng 2/1969. Tôi sẽ kể lại chuyện t́nh của Ma Khờ cho anh nghe, coi như là một hoài niệm . Tôi và Ma Khờ là bạn thân từ thuở c̣n bé thơ. Những ngày c̣n học lợp Ba lớp tư, Ma khờ vẫn thường chỡ tôi đi học trên chiếc xe đạp của hắn. Là một học sinh xuất sắc, cuối niên học lớp nhất, hắn nhận đựơc phần thưởng cao nhất lớp do cố tổng thống Ngô Đ́nh Diệm trao tặng. Năm thi vào lớp đệ thất, hắn cũng là một trong những học sinh đỗ đầu. Rồi bốn năm theo học tại trừơng trung học Chợ Gạo, thời gian vô t́nh êm ả trôi qua. Năm đệ tứ, Ma Khờ đă chứng tỏ hắn là một tài năng ưu tú trên nhiều lănh vực. Dạo đó, đam mê của tôi là mỗi chiều thứ tư được nghe các bạn cùng trừơng tŕnh diễn ca nhạc trên đài phát thanh Định Tường. Ban nhạc do Ma Khờ làm trưởng ban, Kim Ba đờn Guitar, Nguyễn văn Phó đờn Mandoline, Trần văn Sáng thổi sáo, ca sỉ th́ có Huy Ba, Minh Hoàng, Hương Thu và các bạn khác cùng trường nhưng khác lớp, Nguyễn văn Phó đảm nhiệm thêm phần xướng ngôn. Dù rằng chỉ là những học sinh tuổi mười bốn, mười lăm... Nhưng các bạn, đă tŕnh diễn điêu luyện không kém ǵ những ca nhạc sĩ tài danh. Năm cuối cùng ở trường Chợ Gạo, trong Đặc San Trung Học Chợ Gạo, Ma Khờ đă ghi lại nhạc phẩm đầu tay, Giọt Buồn Ly Biệt:   

Mai xa nhau rồi,    

Đàn chim về muôn lối,    

Nắng rưng rưng sầu,       

Hoa rụng ngẫn ngơ,        

Rồi gót chinh nhân,        

Ḿnh đi với nỗi thương sầu,      

Gió mây cũng buồn trong giờ kẻ ở người đi.

Muôn ve kêu sầu,

Tiễn ta về vạn lối. .. (2).

Cũng trong Đặc San đó, Ma Khờ đă viết những bài thơ có vài đọan mà tôi vẫn c̣n nhớ :   

Mai tôi đi nhớ hoài trừơng trung học,  

Chợ Gạo nằm trong biển lúa mênh mông.              

Mai tôi đi ḷng thơ hoài câm lặng,       

Mai tôi đi buồn lắng bước cô đơn...             

Cà phê đắng rót chưa đầy trũng mắt,  

Khói thuốc dày chưa ấm những đêm mơ.. .(3)

Sau năm đệ tứ, chúng tôi đựơc chuyển trường theo học lớp dệ tam trường trung học Nguyễn Đ́nh Chiểu, Mỷ Tho. Hai năm đầu êm ả trôi qua, không có ǵ đáng nói, cho đến năm đệ nhất, trường Nguyễn Đ́nh Chiểu thu nhận thêm một số nữ Sinh theo học lớp Đệ Nhất C, trong đó, có một nàng tên Phựơng, người con gái Bắc mười tám tuổi, có nụ cười thầm kín và đôi mắt đẹp u buồn. Tuy nhan sắc nàng không là thiên kiều bá mị, thiên hạ đệ nhất mỹ nhân, nhưng cũng đủ làm say đắm bọn nam sinh cùng lớp, trong số đó có Ma Khờ. Tuy tha thiết yêu nàng , nhưng không bao giờ Ma Khờ dám ngỏ ư. Có một lần, lớp tổ chức văn nghệ, Ma khờ t́m cách tỏ t́nh bằng cách hát bài Phựơng Yêu để tặng một người:

Yêu người. . ..

Như lá đổ chiều đông.

Như mây hồng chưa tím,.

Như con chim khóc trong lồng.

Như cơn mưa giông đêm hè,.

T́nh ta nức nở canh khuya.

Yêu ngườI như suối cuộn rừng sâu.

Như con tàu say gió.

Như con giun ngứơc lên trời.

Yêu trăng sao vời vợi.

Làm sao nói được t́nh tôi...(4)

Khi hát xong bản nhạc, Ma Khờ ngượng nghịu, chào các bạn rồi bỏ ra về. Riêng chị Phượng th́ đỏ mặt nhưng im lặng !          Ngày tháng lặng lẽ trôi qua, mùa thi sắp đến, ai cũng biết là cuối niên học là mỗi người mỗi ngả, có bạn sẽ vào đại học, nhưng nhiều bạn sẽ thực sự bước vào đời, thực sự trực diện với những thách thức của xă hội đang chờ đợi. Thế là những lưu bút đă được chuyền tay, những tâm t́nh thầm kín có cơ hội bày tỏ, hiện hữu trên giấy trắng mực xanh. Trên trang lưu bút cho Phựơng, Ma Khờ đă bạo dạn mượn lời thơ của thi sỉ Đỗ Trung Quân để tỏ t́nh, Ai cũng hiểu- chĩ một người không hiểu Nên có một gă khờ ngọng nghịu.. . măi thành câm..".(5).             Dù lời thơ có hàm chứa ân t́nh tha thiết, nhưng Phượng vẫn không hiểu hay cố t́nh không hiểu, nên trong một lần họp bạn, Ma khờ đă mượn ư thơ để bày tỏ tâm sự:                   

Ḷng ta chôn một mối t́nh                 

T́nh trong giây phút hoá thành thiên thâu,              

T́nh tuyệt vọng nỗi thảm sầu,            

Mà người gieo thảm, như hầu không hay." (6).       

Những lời, ai oán đau thương đó cũng không đủ ma lực để lŕm rung động cői ḷng ngựi đẹp, vẫn không thấy nàng phản ứng ǵ ! Trước ngày chia tay của niên học cuối cùng Ma Khờ đă cùng các bạn xuất bản tờ Đặc san Tuổi Mây Bay. Trong đó, Dưới bút hiệu Hoài Thương Phượng, hắn đă ghi lại những gịng thơ trữ t́nh tha thiết:

Tôi đă yêu, hởi ngừơi con gái,            

Tóc ngắn mùa thu mộng đời xanh,               

Lời yêu thương sao người không đáp lại.                

Cho sóng ḷng tôi cứ măi loanh quanh ? (7).

Nhưng rồi nàng vẫn không nói ǵ nên lời yêu thương hắn đành phong kín . Sau mùa thi năm đó. Hắn t́nh nguyện vào quân chủng Hải Quân. Ngày du học từ quân trường OCS trở về, Ma Khờ, lại một lần nữa "thí mạng cùi" ghé thăm Phượng tại nhà nàng. Phượng cho biết là nàng đang theo học tại Đại Học Chính Trị Kinh Doanh, nhưng phải nghỉ học về nhà dưỡng bệnh. Nàng cũng bày tỏ là chuyện t́nh cảm giữa nàng và người bạn học cùng lớp tên Khang lúc ấy không được tốt đẹp và cũng không muốn có những liên hệ t́nh cảm với ai nữa. Ma khờ ḷng buồn tê tái, về nhà viết thêm một đoạn thơ thất t́nh trong bài thơ t́nh buồn dài lê thê của hắn:            

Từ dạo đó sông xanh dài nẽo đợi,               

Nước đôi ḍng cuồn cuộn ư chờ mong,                

Mà cánh én vẫn ngàn năm biền biệt,             

Cho giọt buồn hoa sóng nở đầy sông.. . (8).         

Trong một đoạn khác hắn đă viết:

                    

Những đęm dài, những đêm dài nhung nhớ,           

Dáng em về ngây ngất mộng liêu trai.". . (9).

Rồi trách móc:               

Người đâu gặp gỡ mà chi,        

Trăm năm biết có duyęn ǵ hay không ? (10)                   

Chờ mong ôi vẫn chờ mong,    

theo năm tháng hoài công đợi chờ,                  

Biết bao giờ, đến bao giờ?.." . (11).    

Sau lần cố gắng cuối cùng cho cuộc t́nh tuyệt vọng, Ma Khờ t́nh nguyện phục vụ liên tiếp 2 nhiệm kỳ trên hai chiến hạm thuộc Hạm Đội. Và từ đó, hắn thường xuyên làm bạn cùng Trăng, Sao, Mây, Nước, Sóng biển, Giông bảo và Nguy hiểm!.. .Hắn có mặt nhiều nơi trên năm vùng duyên hải; Từ Cao miên, Ḥn Cọp, Vũng Tàu, Dương Đông, Ba Động, Sa Huỳnh, Năm Căn.. . Hắn luôn luôn hăng hái trong mọi công tác mà thượng cấp giao phó, dù khó khăn hay nguy hiểm. Nhưng rồi, Chữ tài liền với chữ tai một vần.. . (12).       Ma Khờ đă vĩnh viễn ra đi . Trong một chuyến công tác yểm trợ hành quân ở Năm Căn, tàu anh bị lọt vào ổ phục kích và một viên đạn vô t́nh của quân thù đă kết liễu đời anh. Ma Khờ đă chết đi như một anh hùng tuổi trẻ, với cấp bực trung úy, chức vụ Hạm Phó, và chuyện t́nh không trọn vẹn!    

Anh Lâm Thanh thân mến,       

Có lẽ, tôi đă không muốn kể lại cho anh nghe chuyện buồn của Ma Khờ, nhưng v́ chuyến viếng thăm Houston kỳ rồi trong một dịp t́nh cờ, tôi đă gặp lại Phượng, người yêu trong mộng của Ma khờ. Khi đi qua gian hàng bán đồ chơi, tôi nghe một em bé trạc năm tuổi, vừa kéo tay người chị độ mười bảy tuổi vừa nói: " Chị Mai ơi, nói mẹ Phượng mua cho bé Lan con búp bê này đi".. . Rồi, cả hai tiến về phía quầy tính tiền nơi có một thiếu phụ đang đứng đợi. Khi nh́n kỹ người thiếu phụ, tôi bỗng giật ḿnh; rơ ràng là Phượng của năm nào! Vẫn mái tóc ngắn của mùa thu, vẫn chiếc bóng xinh gầy, đoá hoa hồng của thuở nào ! Tuy nàng có vẻ già thêm hơn một chút. Tôi bước vội đến hỏi: -Thưa chị, chị có phải là chị Phượng , lớp đệ nhứt C Nguyễn Đ́nh Chiểu năm 1969 không? Thưa vâng! C̣n anh? Có phải là anh Đăng học cůng lớp với Phượng, ngồi dăy bàn đầu hay không? Người thiếu phụ trả lời và hỏỉ lại : Đúng vậy, chính tôi là Đăng đây, chắc chị c̣n nhớ anh.. . Mà không... Tôi đổi giọng : - Chị lập gia đinh được mấy cháu ? Thưa anh, được ba cháu, đây là hai cháu lớn. Cháu út ở nhà với ba. Hôm nào có dịp mời anh ghé qua nhà Phượng chơi. Ngày mới qua Mỹ, Phựơng có ư định đi học trở lại, Nhưng rồi Phượng gặp anh Hiếu và kết hôn với anh ấy. Anh Hiếu có pḥng mạch riêng. Phượng giúp anh ấy ở pḥng mạch, vừa coi con vừa làm thơ kư cho ông xă. Cám ơn chị, bao giờ có dịp tôi sẽ xin được ghé qua thăm anh chị. Phượng đưa tôi tấm danh thiếp của chồng nàng và nói: Phượng xin phép chào anh, có lẽ ba các cháu đang mong ở nhà. Người thiếu phụ kiếu từ và vội vă quay đi. Tôi đứng đó với nỗi ngậm ngůi suy tưởng về Ma Khờ, thằng bạn tài hoa, anh hùng trẻ tuổi đă về bên kia thế giới với mối ân t́nh chưa vẹn; bất giác, tôi th́ thầm lời thơ mà hắn đă để lại hôm nào:    

Chờ mong, ôi vẫn chờ mong,   

Mà theo năm tháng hoài công đợI chờ.! (13).         

Anh Lâm Thanh,   

Trong mỗi đời người, chúng ta ai cũng có một thời để sống, một thời đễ yêu, ( dù chĩ là t́nh yêu đơn phương và tuyệt vọng).          

Dù đă biết t́nh yêu là trái đắng,

Mà có ai nào trốn tránh được đâu ?    

Dù đă biết t́nh yêu là nước mắt,

Chĩ khơi nguồn cho nỗI nhớ thêm sâu! (14)

          Và một thờI để chết !      Hồi tưởng lại ngày nào, tôi và anh cùng các bạn, những người trai trẻ lứa tuổi hai mươi, những thanh niên ưu tú đă đáp lời kêu gọi của Tổ Quốc Vịêt Nam; từ thành thị, xóm làng thân yêu, chúng ta đă về họp mặt tại Bạch đằng 2 năm 1969. Ba mươi năm sau, nay chúng ta đă bước vào tuổi năm mươi lại găp nhau tręn bước đường ly xứ. Thêm ba mươi năm nữa, nếu có gặp nhau chưa chắc đă có thể nhận diện ra nhau, cũng có thể có người đă về bên kia thế giới. Thôi th́, chuyện về Ma Khờ anh và tôi hăy chia xẽ như kỹ niệm buồn vui trong quăng đời quân ngũ của bọn ḿnh.

 

Ghi chú

1/ Nhạc phẩm Trăng Tàn Trên Hè Phố cuả Phạm Thế Mỹ. '' TuổI ba mươi mà ngỡ như trẻ thơ.''

2 ,3, 9, 11, 13 Nguyễn văn Phó ( Hương Thu).

4/ Nhạc phẩm Phượng Yêu của Phạm Duy.

5/ Thơ Chút T́nh Đầu của Đổ Trung Quân.

6/ Thơ T́nh Tuyệt Vọng . Khái Hưng phiên dịch từ bài Sonnet d'Avers.

7/ Thơ của Lê Ngọc Trùng Dương.

8, 14. Thơ của Nguyễn văn Hiền ( Hoài Tuyết Trang ).

10, 12. Thơ Truyện Kiều của Nguyễn Du.