Giang Hữu Tuyên

Niệm Kỷ Với Lưu Đày

 

Nhân ngày họp mặt các khóa Lưu Đày Kỳ 8 tại Falls Church, Virginia ngày 26-7-03)

" . . .nắng mưa miền cố thổ

Phong sương mấy độ qua đường phố

Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê. . ."

( Sơn Nam )

Hạt bụi còn nghiêng mình nhớ đất quê hương huống hồ gì là chúng ta , những ngừơi thanh niên một thời cùng nhau " ôm mộng hải hồ" (nói theo cách nói của phe ta Lưu Đày).Ở sông thì nhớ biển. Ở biển thì nhớ sông. Đi giang đòan thì mong về căn cứ. Ở căn cứ thì muốn ra khơi.“ Mộng hải hồ “ của các bạn không biết được bắt đầu như thế nào. Với tôi, nó bắt đầu bằng ấn tượng một cơn mưa. Mưa không phải là mưa từ trời. Mưa không biết đă đổ nước từ lúc nào. Chỉ biết là từ khi tôi đến đó thì rì rào, rì rào mưa mãi. Và cho đến hôm nay, thực sự cơn mưa đă chấm dứt chưa? Tôi không rő lắm. Lúc tôi rời nơi đó, vẫn còn mưa. . .

Đó là cơn mưa ở Bạch Đằng II, năm 1969. Những ngày đầu đoạn đời làm lính, tôi đụng phải cơn mưa tha thiết như vậy. Mưa làm tôi không sao ngủ được. Ngó qua thấy có Trần Ngọc Châu lầu bầu trên giường đá, có Lương Trung Minh, có Nguyễn Gia Trọng nằm im lặng nghe mưa. Chỉ có Trần văn Công thì ngủ mê như chết, thỉnh thoảng miệng còn lảm nhảm nghe không rõ, hình như đang nói một mình với quản nội trưởng Thinh.

Anh em chúng tôi ngày đó - những người anh em mà ngày hôm nay, sau cơn bão dữ, tôi may mắn còn thấy nơi đây có sự hiện diện của rất nhiều, là tài nguyên của khóa 21 Sĩ Quan Hải Quân. Sau một thời gian tập đi đếm nhịp ở dọc bờ sông Sài Gòn, các đại đội khóa sinh này hợp cùng đại đội khóa sinh khác đến từ Cần Thơ, từ Đà Nẵng,. . . đă bị chia ra gởi đi thụ huấn ở nhiều nơi khác nhau.

Có lẽ đây là “cái mầm” để sau naỳ nẩy nở thành lối xưng hô vừa ta thán vừa kiêu hãnh: Sĩ Quan Hải Quân thuộc các khóa Lưu Đày. Lối xưng gọi mà ngày nay đã trở thành lối xưng gọi đáng yêu của kỷ niệm .

Sau giai đoạn I ở Quang Trung, một số trở về Sài Gòn để theo học Anh ngữ chờ ngày đi OCS, Hoa Kỳ, một số lên Thủ Đức, và một số ra Nha Trang. Rủi cho tôi, lúc đó mà là may cho tôi sau này. Lúc ở Quang Trung, tất cả khóa sinh được Bộ Tư Lệnh đem GMC chở về một địa điểm gần nhà thờ Đức Bà để trắc nghiệm ABC Anh ngữ thì tôi nằm liệt ở bệnh xá Khi hết bịnh trở về, tôi có khiếu nại để được dự thi. Nhưng, hình như đơn khiếu nại đó không được chuyển tới nơi nhận.

Thế là cùng với Võ Trường Xuân, Lê Tiết Minh, Lương Trung Minh. . .ba lô lên vai, trực chỉ vũ đình trường

Vào một buổi trưa nắng gắt. Tôi còn nhớ như in, buổi trưa hôm đó, sau 3 vòng, người tôi ngã xuống như một cây chuối. Bạn tôi Lương Trung Minh đỡ dậy. . . Vậy mà tôi cũng qua được giai đoạn huấn nhục, và cũng ra trường , dù với hạng rất thấp.

Trong thời gian thụ huấn, quân trường đă xăy ra một biến cố rất lớn. Đó là địch quân gài mìn ở cầu Bến Nọc vào ngày 19 / 1 / 1970 , khiến đại độ 42 khóa 6 / 69 , bị thiệt hại nhân mạng và gây thương tích cho nhiều Sinh Viên Sĩ Quan, trong đó có SVSQ/ HQ, đang có mặt tại hội trường ngày hôm nay, đó là Lưu Đày Trần văn Hữu, đến từ California. Lưu Đày Hữu sau nhiều ngày điều trị ở bệnh viện Hải Quân , và được giải ngũ sau đó 2 năm.

Hiện diện trong buổi Lưu Đày Hội Ngộ, đêm nay, tôi cũng ghi nhận nhiều khuôn mặt từng một thời huynh trưởng hắc ám và không hắc ám của chúng tôi thuộc khóa 6 / 69.

Mười mấy anh em chúng tôi quá giang LST để trình diện tân đáo Bộ Tư Lệnh Vùng 4 Duyên Hải là HQ Đại Tá Đỗ Kiễm. Muời mấy anh em Lưu Đày, đó là Phạm Quốc Nam, Lương Trung Minh, Trần Hưũ Hoàng , Ngô Hưũ Tân, Tôn Cẩm Hấu, Quách An Ninh, Phạm Văn Ngâu, Nghi Tích Sơn . . tôi. Cá nhân tôi, Phạm quốc Nam, Quách An Ninh được phân phối tới Duyên Đoàn 41. Chỉ Huy Trưởng là Thiếu Tá CB Lê văn Lượng và Chỉ Huy Phó là HQ Trung uý Huỳnh Lộc. Duyên Đoàn 41 đồn trú ở Poulo Obi còn có tên gọi là Hải Đảo Giáng Tiên, nơi mà sau này đã lưu truyền hai câu thơ rất buồn cho đời lính biển:

" Ôbi gió lạnh không tình sưởi

Rượu uống mềm môi vẫn thấy buồn

Duyên đoàn 41 ngoài nhiệm vụ trấn nhậm đất đảo cực nam của Tổ Quốc, ngoài nhiệm vụ tuần duyên từ muĩ Bãi Bùng , Cà Mâu đến hòn Đá Bạc Sông Ông Đốc còn biệt phái đi hai thành phần, một vô Năm Căn, Cà Mâu, một qua Hà Tiên Rạch Giá.

Tại Hà Tiên tôi đoàn tụ với Lương Trung Minh, nhiệm vụ của toán biệt phái này là ngày đêm đi tuần trên sông Giang Thành, con sông chia cách biên giới hai bờ Miên Việt, con sông nối dài cửa biển Hà Tiên và kinh Vĩnh Tế, con sông chảy qua các xã ấp, Trà Phô, Đầm Trích,Vĩnh Gia, Giang Thành.

Người ta thường nói ở miệt Cà Mâu" muỗi kêu như sáo thổi". Điều đó tôi nghĩ không đúng. Phải sống ở vùng tuần tiểu của chúng tôi bắt đầu từ Trà Phô đến Giang Thành mới  biết thế nào là " muỗi kêu như sáo thổi". Mùng màn, thuốc xịt nhằm nhò gì. Đời lính thuỷ tàu cây của chúng tôi, nói ra xin bỏ lỗi là thường hay ngồi ở be tàu để “ đại tiện”(poopoo/ number 2) ăn cơm sấy ỉa be ghe là như thế. Mỗi lần như vậy là mỗi lần” đau khổ “ lắm. Chúng tôi ý thức rất rő sức mạnh kinh hồn của bầy muỗi đói, vuốt tay một cái là máu đỏ lòm pha với xác muỗi đen thui ! .

Những chuyến tuần giang như thế cũng đều trườn mình theo ngày tháng, theo cường độ gia tăng của cuộc chiến.

Do đồng lương ít ỏi và cố định, anh em Duyên Đoàn của chúng tôi sống rất kham khổ. Nhưng kể từ ngày phát giác ra "vựa cá tôm" trầm thuỷ thì đời sống vật chất của anh em chúng tôi bớt phần cơ cực, có phần huy hoàng nữa là khác. Biên giới Miên Việt gần như là vùng cấm, vùng hoang vu. Biên giới Miên Việt ở bờ bắc còn là vùng hoạt động của đảng khăn trắng Sơn Ngọc Thành. Vì nhiều lý do khác nhau, đảng naỳ đă phải chạm súng với nhiều lực lượng khác nhau, như Khờ Me Đỏ, như Lon Nol, như bộ đội Cộng Sản Bắc Việt. . .nên xương cốt vô chủ nằm rãi rác khắp nơi dưới những mương nước hay bờ bụi. Vùng đất không người lai vãng, hoang loạn, nên cá tôm nhiều vô số kể. Một buổi trưa nóng nực, một đoàn viên nhảy xuống tắm mới biết rằng ở dưới những gốc cây già ngâm mình dưới nước là" thị trấn đô hội, phồn hoa" của những chú tôm càng to tướng, râu dài. . .Tôi có một đôi lần nhảy xuống sông Giang Thành, nhưng không bao giờ đâm được một con tôm. Bởi vì rất đơn giản là tôi không biết là tôm luôn búng ngược. Ngang như cua, ngược như tôm là vậy.

Từ ngày ấy, những bửa cơm chúng tôi trở nên xôm tụ. Khi thì gỏi tôm càng nướng, khi thì cá bông chưng tương, khi thì cá/ tôm kho lạc với rau mò ôm. . .

Tôi còn nhớ rõ lắm , đó là một bữa cơm chia tay. Tôi trở về đơn vị gốc, bàn giao trách nhiệm lại cho thiếu uý Bình. Thiếu uý Đặng Văn Bình, gương mặt xương xương, nước da rám nắng, giọng nói trầm, giáng người kiêu bạt. Bình là học sinh bảnh trai của trường trung học Mạc Đỉnh Chi ở Sài Gòn ngày trước. Bình xuống Duyên Đoàn 41, sau tôi hơn nửa năm. Bình đến đâu thì có những tiếng cười khúc khích của các cô đến đấy (như trường hợp của Lưu Đày Thiều Quang Tài của chúng ta vậy). Tôi có cãm tình với Bình ngày gặp nhau lần đầu tiên ở quán " Thuyền ra cửa biển " ở Rạch Giá.

Bữa cơm chia tay đó được diễn ra trên ghe chủ lực và do chính tayT/S CK Tuyền làm đầu bếp. Món chính của hôm đó dĩ nhiên là món gỏi củ cải tôm càng nướng và có rắc thêm nhiều đậu phộng rang đâm nhỏ. Trừ đậu phộng là phải mua, còn các phần còn lại như tôm càng là sản phẫm của" lờ lộp đơn vị”như củ cải là "thành tích chôm chỉa " cườn củ cải" cường hào ác bá".

Tiệc chia tay bắt đầu vào khoảng 4 giờ chiều, 4 giờ chiều của một ngày Hà Tiên nhạt nắng. Ở vùng công tác, chúng tôi có thói quen ăn cơm chiều sớm để còn lo liệu cho những bất trắc có thể xăy đến vào buổi tối . Tôi nhờ H/S Phương lên căn cứ tìm thiếu uý Minh. Một lúc sau Minh xuóng bến và cũng không quên mang theo 2 chai Vĩnh Sanh Hòa( không được XO như tối hôm qua). Buổi chiều xuống dần trên cửa sông. Hai con chim thuyền chài đậu trên mấy cành cây khẳng khiu ở phía xa xa. Hình như chúng mãi mê soi nước, thỉnh thoảng lơ đễnh nhìn về núi Tô Châu mà không hề ngó ngàng gì đến anh em chúng tôi với bữa tiệc chia tay thời chiến.

Nói theo ngôn ngữ địa phương, sau khi ních no nê một bụng, và sau một vòng rượu T/S Tuyền và H/S Phương xin phép rút lui. Còn lại ba anh em chúng tôi, Minh rót thêm rượu mờ Bình. Phần tôi, ly vẫn đầy vì cứ vẫn hoài với nổi buồn của con chim thằng chài. Cái nổ buồn lan man, và không hiểu cảm khái như thế nào mà tôi lại bật lên một đoạn thơ của Trần Huyền Trân:

" . . .con chim boí cá già rồi

Mõ dài đã nhặt hết lời thơ xanh

Còn gì nửa ở lều tranh

Ở lòng em, ở lòng anh còn gì ? "

Dĩ nhiên nguyên bản thơ TRẦN Huyền Trân không là như thế. Tôi thầm vui với hình ảnh con chim thằng chài vẫn còn đang đậu chổ cũ. . .

Nói tới thơ tôi thấy mắt Bình chợt sáng lên rồi buồn hẳn lại. Bình nâng ly lên rồ rủ Minh cùng uống cạn " Thiếu uý rót tiếp cho tôi nữa đi, tôi về Yabuta một chút rồi trở lại liền hà " Tôi và Minh theo đuổi ý nghĩ riêng tư của mỗi người, lúc trở lại tôi thấy trên tay Bình có một phong thư

Thì ra là phong thư của cô Hương, người bạn gái của Bình. Có lẽ từ phút này Bình có vẻ đã ngà ngà say, Bình cướp diễn đàn và nói huyên thuyên như người lên cơn đồng thiếp. Minh cười cười nhìn bạn. Tôi thấy Bình bắt đầu đứng dậy và ngó ra sông. Trời đă chập choạng tối. Ánh đèn vàng vọt hắt xuống mặt sông. Tiến sát gần cột đèn, Bình dừng lại như một nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu rồi cất tiếng ngâm:

" Em mơ màng trong lịch sử xa xăm

Có nàng Tô Thị trông chồng hoá đá

Em nghĩ

Thịt xương con người sẽ bị thời gian tàn phá

Nhưng rõ ràng là

Em đang nghe tiếng gọi từ Đồng Đăng

Hay là anh đã mệnh hệ nào chăng?

Anh ơi!

Mộng ra khơi

Mộng viễn dương

Vẫn còn nguyên vẹn đó

Sao nghìn trùng đă tống biệt nhau

Tối nay em sẽ thăp nhang trên bàn thờ mẹ

Cho mẹ phù hộ cho hai đứa vưọt hết thương đau

Tối nay em sẽ thắp nhang trên bàn thờ mẹ

Xin me phù hộ cho hai đứa mãi mãi vì nhau

Giọng Bình khàn đục,buồn bả. Tôn trọng nỗi buồn của Bình tôi và Minh lặng lẽ đi vào căn cứ.

Như say mê sân khấu, Bình ngâm đi ngâm lại đoạn thơ trên.

Giọng Bình nhỏ dần theo bước chân tôi . . .

Hay là anh đã mệnh hệ nào chăng?

Anh ơi!

Mộng ra khơi

Mộng viễn duyên

Vẫn còn nguyên vẹn đó

Sao nghìn trùng đã tống biệt nhau

Bữa rượu con con đó, vậy mà đă ba mươi mấy năm. Từ ngày đó đến nay tôi không còn cơ hội gặp lại hai người bạn Đặng Văn Bình và Lương Trung Minh nữa.

Tôi cũng không ngờ, bửa rượu chia tay đó lại là lần cuối cùng của tôi và Bình. Tin Bình đã vĩnh viễn ngã gục trên kinh Bà Bèo đến với tôi khi tôi làm việc Trung Tâm Tiếp Liệu Hải Quân Saì Gòn chung với Trần Văn Công , Nguyễn Đức Phổ, với Huỳnh Phú Măi. . .Có lần tôi qua cầu Chà Và, qua Tân Qui Đông để tìm “ tung tích” Đặng Văn Bình. Chị của Bình sầu héo đứng nhìn theo tôi- người bạn củ đứa em trai mình- khi tôi từ giã ra về. Ánh mắt trên khung ảnh ở bàn thờ Bình, tôi gần như mang theo. Trong lần đó tôi không biết gì thêm về thân thế của cô Hương.

Bình và Hương.

Xin lỗi các bạn, tôi đă vô tình tiết lộ những riêng tư, mà đáng lẽ tôi không có quyền làm như thế. Nhưng, xin hai bạn hiểu cho, đã từ lâu đối với cá nhân tôi, đối với anh em Lưu Đày , hình ảnh của hai bạn không còn là riêng tư nữa. Đó là tình riêng trong nghĩa chung. Đó là biểu tượng của sự đóng góp của gia đình Lưu Đày vào việc bảo vệ Đất Tổ , Quê Hương.

Nói tới Đất Tổ, Quê Hương, tôi lại phải một lần nữa xin lỗi. Sau ngày Bình ra đi rồi, chúng tôi- các anh em còn lại của Bình- đã không bảo vệ nổi sông Giang Thành, đã không bảo vệ nổi Hoàng Sa, Trường Sa, đã không bảo vệ nổi Miền Nam, để đến nổi anh em ngày nay phải thất tán, đă lưu lạc, để đến nổi ngày nay bất lực nhìn kẻ thù đem đất đai biển cả gấm vóc dâng hiến cho “thiên triều" .

Bình ơi, đau đớn hơn cho bạn là phần đất Đồng Đăng- nơi có huyền thoại nàng Tô Thị trông chồng hoá đá, nơi mà cô Hương, người bạn tình của bạn đă cảm nhận tiếng gọi khe khắc của định mệnh- đă thuộc Tàu. Phần đất thân yêu đó đă tạm thời không cňn là phần đất của Tổ Quốc Việt Nam.

Tôi dùng chữ tạm thời. Tôi nghĩ, nếu hồn bạn linh thiêng, xin hãy phù hộ cho thế hệ Lưu đày, cho con cháu của toàn thể người Việt yêu chuộng Tự Do, Dân Chủ kiên quyết theo đuổi cho bằng được nổ lực đòi lại vùng đất , vùng trời, vùng biển đă mất vì sự khiếp nhược của tập đoàn thống trị ngày nay.

Kính thưa tất cả các anh em Lưu Đày

" Chúng ta mất hết, chỉ còn nhau" , thơ Vũ Hoàng Chương. Vâng, thực sự chúng ta đã thực sự gần như mất , hết, chỉ còn nhau.

Hôm nay đây, xin chúng ta hăy biến cái "chỉ còn nhau đó " trở thành một " nhân tố giá trị vĩnh cữu ". Để gia đình Lưu Đày của chúng ta măi mãi có nhau và mãi mãi vì nhau. . .

Và sau cùng tôi xin đưa ra một đề nghị và một câu hỏi, rất thường nhưng rất thật.

Đề nghị: Nếu trong danh sách 33 anh em Lưu Đày đă nằm xuống không có tên của Bình, thì xin hãy liệt kê thêm người thứ 34. Đó là Hải Quân Thiếu úy Đặng Văn Bình. Bình đă gục ngã khi mộng ước làm thuyền trưởng viễn dương chưa thành. Anh đã ra đi giữa sông ngòi Đồng Tháp như biết bao nhiêu anh em Lưu Đày của chúng tôi.

Câu hỏi: Tất cả anh em Lưu Đày có ai biết được người bạn Lương Trung Minh của tôi bây giờ đang ở đâu không? Sống lưu vong trên chính đất nước mình hay lưu vong ở một nơi nào đó. Đă hơn 30 năm qua, tôi không biết được tin tức gì của Minh, ngoại trừ những giòng chữ: Hải Quân Trung Uý Lương Trung Minh, tốt nghiệp thủ khoa khoá III Si Quan Hải Quân Đặc Biệt.

Thành thật cảm ơn

Và trân trọng kính chào

Giang Hữu Tuyên